Bệnh giang mai sau 5 năm có xét nghiệm được không?

Lượt xem: 11614
Đánh giá :
Điểm trung bình: 3.7 / 10 ( 110 lượt đánh giá )

Tôi đang có một thắc mắc là sau khi cơ thể tôi nổi các nốt ban đỏ và tự hết thì cho đến giờ đã 5 năm tôi không thấy bất cứ hiện tượng gì (trước đó tôi nghi mình bị mắc bệnh giang mai do có quan hệ tình dục không an toàn và đã đi thử máu ngay và kết quả là âm tính). Hôm vừa rồi đọc được một số thông tin là giai đoạn tiềm ẩn của giang mai thì không có những dấu hiệu ra bên ngoài, tôi đang rất lo lắng và muốn đi làm xét nghiệm lại. Xin hỏi bác sĩ bệnh giang mai sau 5 năm có xét nghiệm được không? (Thu- Vĩnh Phúc).

benh-giang-mai-nam-5-xet-nghiem

Chào bạn Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, sau đây các chuyên gia xin được giải đáp những thắc mắc của bạn.

Giang mai là bệnh xã hội và tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm khuẩn xoắn giang mai treponema pallidum nhanh nhất. Chỉ cần vài giờ tiếp xúc xoắn khuẩn có thể nhiễm vào máu của bạn.

Tìm hiểu về 4 giai đoạn phát triển của bệnh giang mai ở nữ giới:

Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3. Hiện tượng nhiễm trùng huyết xảy ra vào giai đoạn thứ hai của bệnh giang mai.

Giai đoạn săng giang mai và các triệu chứng bệnh giang mai

- Giai đoạn 1: Vết săng giang mai xuất hiện (vết trợt dài ở cơ quan sinh dục nơi xoắn khuẩn giang mai treponema pallidum tiếp xúc) đó là cổ tử cung, môi âm đạo, thành âm đạo nhưng rất khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày, trung bình 21 ngày. Vết săng giang mai biến mất sau 1-5 tuần. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tất cả các cơ quan lục phủ ngũ tạng của người bệnh. Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp đúng phác đồ. Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì đây chính là thời điểm xoắn khuẩn lây lan mạnh nhất do tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn giang mai. Giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, cơ thể xuất hiện nhiều vết trợt, không đau, khi vỡ có nước màu vàng chảy ra kèm theo xoắn khuẩn giang mai.

- Giai đoạn 2: Phát ban trong vài tháng và cũng tự biến mất, các vết ban không đau, không ngứa. Ngoài ra còn kèm theo một số những triệu chứng sốt, đau họng, đau các khớp...Hầu hết mọi người thường chủ quan cho rằng bị dị ứng hay cúm thông thường nên bỏ qua giai đoạn này. Tuy nhiên nếu bạn đi khám thì khả năng điều trị thành công mà không gây thương tổn đến các cơ quan khác là hoàn toàn có thể. Các thương tổn giang mai 2 tái phát thường thành hình vòng cung, hình nhẫn và không đối xứng và tiến triển thành từng đợt trong vòng 2 năm đầu, càng về sau thương tổn càng ăn sâu xuống và khu trú lại.

Giai đoạn nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai

- Giai đoạn 3: giang mai ẩn: Nếu không được điều trị thì toàn bộ những dấu hiện của bệnh giang mai ở bên ngoài hoàn toàn tự mất đi không phải là khỏi mà bệnh ẩn vào trong và tiếp tục phá hoại cơ thể. Xoắn khuẩn treponema pallidum sinh sôi và phát triển "âm thầm" vào trong mạch máu, não, xương... Thời gian ủ bệnh này có thể kéo dài tới vài năm. Đó là giang mai kín (giang mai ẩn).

Một khi giang mai đã phát triển tới mức nhiễm trùng huyết thì người bệnh đã xác định tư tưởng sống chung với bệnh đến suốt cuộc đời. Mức độ phát triển của bệnh có thể nhanh chậm tùy vào sức đề kháng của mỗi người. Vì vậy mà các chuyên gia luôn khuyến cáo người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, có chệ độ sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp rèn luyện cơ thể bằng các bài tập hàng ngày và vệ sinh thân thể thật tốt. Đặc biệt cần đưa bạn tình của mình đi khám cùng, không quan hệ tình dục không an toàn với người khác.

- Giai đoạn 4: Bệnh giang mai giai đoạn nặng, xoắn khuẩn đã làm hư hại tới một hay nhiều những cơ quan sau: não bộ, tuỷ sống, mắt, phổi, tim, mạch máu, da, cơ, các cơ quan tiêu hóa, gan, và các tuyến nội tiết thậm chí là gây tử vong. Các tổn thương này thường là sau 10-40 năm sau khi nhiễm bệnh.

Diễn biến của bệnh giang mai chia ra làm 4 giai đoạn rõ ràng, nhưng với bệnh giang mai ở nữ giới thời kỳ ủ bệnh trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Theo thông tin bạn cung cấp là bạn có đi xét nghiệm máu ngay sau khi quan hệ tình dục không an toàn nhưng kết quả là âm tính. Có thể bạn đã bị nhiễm giang mai nhưng do ở giai đoạn đầu nên chưa cho kết quả chính xác được.

Ở giai đoạn 2 nếu bạn đi xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất. Trường hợp của bạn hiện không có những biểu hiện phát ban như trước đó, nghĩa là rất có thể bạn đang ở trong giai đoạn ủ bệnh. Tuy nhiên để có thể chẩn đoán chính xác bạn thực sự có bị nhiễm bệnh giang mai hay không và nếu bị giang mai thì tình trạng của bạn hiện tại như thế nào, tốt nhất bạn cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, bệnh xã hội để làm xét nghiệm giang mai.

Thời gian này nếu đã bị nhiễm xoắn khuẩn treponema pallidum sẽ dễ dàng cho kết quả dương tính.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 5 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội là địa chỉ chuyên khám chữa bệnh xã hội uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề Bệnh giang mai sau 5 năm có xét nghiệm được không?

 

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết giang mai là bệnh...
Triệu chứng của bệnh giang mai
Triệu chứng của bệnh giang...
Do giang mai chia thành các giai đoạn khác nhau mà triệu chứng trong từng...
Chữa bệnh giang mai
Chữa bệnh giang mai
Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết thời gian điều...
Dấu hiệu bệnh giang mai
Dấu hiệu bệnh giang mai
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn...
Giang mai là gì?
Giang mai là gì?
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hết sức nguy hiểm do...
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới
Triệu chứng bệnh giang mai...
Bệnh giang mai là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với nam giới. Nó...